• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0366880866

Bệnh trĩ có di truyền không?

Bệnh trĩ có di truyền không -18-3
Điểm trung bình: 5.3 / 10 ( 77 lượt đánh giá )

Tôi năm nay 24 tuổi, đã kết hôn được 1 năm và hiện đang mang thai tháng thứ 4. Tôi bị mắc bệnh trĩ cách đây gần 2 năm nhưng do phát hiện sớm mà tôi đã thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt nên bệnh không tiến triển thêm. Tuy nhiên, dạo gần đây tôi thấy tình trạng đại tiện khó tăng lên, đôi khi còn xuất hiện lẫn máu trong phân. Tôi có nghe một số người trong cơ quan nói rằng bệnh trĩ có khả năng di truyền từ mẹ sang con khiến tôi rất lo lắng. Vậy tôi muốn hỏi bác sĩ bệnh trĩ có khả năng di truyền hay không? Tôi xin cảm ơn bác sĩ! (Trịnh Huyền – Thái Nguyên)

Bệnh trĩ có di truyền không?

Bệnh trĩ có di truyền không?

Trả lời

Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi tư vấn tới Phòng khám đa khoa Thái Hà. Để giải đáp cho thắc mắc bệnh trĩ có thể di truyền không, trước tiên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cơ chế hình thành cũng như nguyên nhân bệnh trĩ.

Bệnh trĩ thực chất là một đám rối tĩnh mạch hình thành do sự giãn nở quá mức của các tĩnh mạch tại hậu môn trực tràng tạo thành các bũi trĩ. Bệnh trĩ bao gồm trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Đây cũng là căn bệnh phổ biến trong số các bệnh lý hậu môn trực tràng.

Bệnh trĩ có thể hình thành do những nguyên nhân chính sau:

- Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu chất xơ, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ dẫn đến tình trạng táo bón liên tục.

- Táo bón hay tiêu chảy mãn tính là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ

- Ăn nhiều đồ khô, uống ít nước khiến phân khô, to, và cứng, mỗi lần đại tiện phải mất nhiều sức để rặn khiến cơ hậu môn bị yếu và trầy xước niêm mạc hậu môn.

- Nếu bạn làm những công việc có đặc tính phải đứng hoặc ngồi liên tục một chỗ cũng sẽ tạo áp lực lên khu vực hậu môn, trực tràng khiến máu kém lưu thông, dễ hình thành búi trĩ.

- Ngoài ra, phụ nữ mang thai và sinh con cũng là những đối tượng dễ mắc bệnh trĩ do áp lực của trọng lượng thai nhi và quá trình rặn đẻ dẫn tác động một lực lớn lên hậu môn, trực tràng.

- Bệnh trĩ nếu không điều trị sớm các triệu chứng của bệnh sẽ tiến triển dai dẳng, lâu dần búi trĩ sẽ phát triển với kích thước lớn, dẫn đến sa búi trĩ, tắc nghẹt búi trĩ, viêm nhiễm hậu môn thậm chí ung thư trực tràng.

Kết luận: Từ những nguyên nhân hình thành cũng như cơ chế hoạt động của bệnh trĩ, các bác sĩ chuyên khoa phòng khám trĩ Phòng khám đa khoa Thái Hà xin khẳng định với bạn rằng bản chất của bệnh trĩ là không thể di truyền.

- Bệnh hình thành do những thói quen cũng như chế độ ăn uống sinh hoạt không điều độ của mỗi người nên không có khả năng lây lan hay di truyền từ mẹ sang con.

- Chỉ một số ít trường hợp gia đình có bố hoặc mẹ bị mắc bệnh mất van tĩnh mạch (đây là một bệnh di truyền) thì mới có khả năng di truyền sang đời sau. Giãn tĩnh mạch còn có thể gây giãn tĩnh mạch ở tứ chi và cơ quan khác trong cơ thể.

- Tuy nhiên, bệnh trĩ cũng chỉ là một dạng biến chứng của mất van tĩnh mạch nên có thể hoàn toàn ngăn ngừa bệnh trĩ thông qua việc thiết lập chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.

Các biện pháp để phòng tránh và điều trị bệnh trĩ

- Ăn uống lành mạnh, đủ chất, chú ý bổ sung thêm chất xơ, trái cây tươi để hạn chế táo bón.

- Mỗi ngày nên bổ sung 1 hộp sữa chua để cung cấp các vi khuẩn có lợi, giúp kích thích hoạt động của đường ruột.

- Uống đủ nước để đảm bảo sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

- Vận động nhẹ nhàng, luyện tập các bài tập dành cho bà bầu vừa giúp lưu thông khí huyết, tăng sức đề kháng vừa hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.

- Để giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh bạn nên tham khảo và áp dụng những bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng thảo dược để không gây những tác động không tốt tới thai nhi.

- Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh áp lực, stress vì có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

- Khi nằm ngủ nên nằm nghiêng sang bên trái để giúp máu lưu thông tốt hơn.

 

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám