• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0366880866

Chọn ghế ngồi phù hợp cho người bị bệnh trĩ

Cách chọn ghế ngồi phù hợp 18-3
Điểm trung bình: 4.7 / 10 ( 90 lượt đánh giá )

Thưa bác sĩ, tôi mắc bệnh trĩ nội cách đây 1 năm. Hiện tại bệnh đã phát triển đến mức độ 3, búi trĩ đã nhô ra ngoài khá nhiều. Ngoài ra bệnh còn gây ra rất nhiều đau đớn, ngứa ngáy, khó chịu. Nhất là với tính chất công việc văn phòng, tôi phải ngồi một chỗ nhiều giờ liền khiến tình trạng ngứa ngáy đau rát càng nặng hơn. Vậy tôi muốn hỏi bác sĩ, bị bệnh trĩ nên lựa chọn ghế ngồi như thế nào cho tốt giảm tình trạng đau do trĩ gây ra? Mong bác sĩ sớm giải đáp vấn đề này. Tôi xin trân thành cảm ơn! (Dương Hải – Phương Mai, Hà Nội)

Chọn ghế ngồi phù hợp cho người bị bệnh trĩ

Phản hồi từ các bác sĩ

Chào bạn Hải, rất cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi tư vấn đến Phòng khám đa khoa Thái Hà. Để giải đáp những thắc mắc về vấn đề bị trĩ nên ngồi như thế nào, mời bạn hãy cùng theo dõi trong nội dung bài viết dưới đây được chia sẻ từ các bác sĩ chuyên khoa phòng khám trĩ Thái Hà.

Bệnh trĩ cần lựa chọn ghế ngồi phù hợp?

Các búi trĩ thực chất là những tĩnh mạch bị giãn, căng phồng quá mức và xoắn lại với nhau. Đối với trường hợp của bạn, búi trĩ phát triển đến mức độ 3 ngoài việc bị sa ra ngoài còn kèm theo rất nhiều các triệu chứng khó chịu khác như: đại tiện ra máu, đau rát hậu môn, ngứa hậu môn, vướng cộm,...

Vấn đề lựa chọn ghế ngồi khi mắc bệnh trĩ rất quan trọng vì có thể tác động trực tiếp đến tình trạng bệnh. Người mắc bệnh trĩ nếu ngồi nhiều giờ trên ghế có bề mặt cứng sẽ gây chèn ép lên búi trĩ, khiến người bệnh đau đớn, khó chịu.

Trường hợp bệnh trĩ nặng, bị sa hẳn ra ngoài sẽ rất đau đớn, dễ gây chảy máu, ẩm ướt, ngứa ngáy thậm chí nhiễm trùng hậu môn. Ngoài ra, việc ngồi nhiều giờ trên ghế cứng cũng khiến hậu môn chảy nhiều mồ hôi, gây ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.

Bệnh trĩ nên lựa chọn loại ghế ngồi như thế nào?

Bệnh trĩ nên lựa chọn ghế ngồi thế nào?

Để lựa chọn được loại ghế phù hợp, giúp giảm đau đớn, khó chịu, bạn nên lưu ý một số điểm sau:

- Lựa chọn ghế mềm, có vùng trũng ở giữa giúp búi trĩ không bị chèn ép, cọ sát nhiều vào mặt ghế.

- Ngoài ra, ngồi những ghế mềm và trũng cũng giúp hậu môn được khô thoáng, dễ thoát khí hơn.

- Tránh chọn ghế có bề mặt cứng, phẳng vì càng khiến cho diện tích tiếp xúc với hậu môn, búi trĩ lớn hơn.

Ngoài ra, những nguyên nhân gây bệnh trĩ chủ yếu là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh dẫn đến táo bón mãn tính và bệnh trĩ, để bệnh không tiến triển nặng thêm, bạn nên thực hiện theo một số lưu ý sau:

- Cung cấp đủ nước cho cơ thể, trung bình mỗi người nên uống khoảng 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, hạn chế tình trạng táo bón.

- Bổ sung chất xơ cho cơ thể bằng cách ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, các thực phẩm có tác dụng nhuận tràng,...

 -Hạn chế các thức ăn cay nóng, đồ ăn vặt chứa nhiều mỡ vì dễ kích thích gây khó tiêu, táo bón.

- Không ngồi quá lâu một chỗ, nếu tính chất không việc phải ngồi nhiều, cứ 45 phút bạn nên đứng lên đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng 5 – 7 phút để giảm áp lực lên vùng hậu môn.

- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, nhẹ nhàng, vừa sức.

- Rèn luyện thói quen đại tiện đúng giờ, đúng cách, không cố rặn khi bị táo bón.

Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn loại ghế ngồi phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sớm tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị bệnh kịp thờ. Bệnh trĩ nội độ 3 với đặc điểm búi trĩ dễ dàng sa ra ngoài, nếu không được điều trị loại bỏ kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về các phương pháp điều trị bệnh trĩ nội hiệu quả, triệt để hãy liên hệ ngay đến Phòng khám đa khoa Thái Hà theo số điện thoại 0366.880.866 hoặc nhấp chuột vào nút “Bác sĩ tư vấn” dưới đây để được giải đáp.

 

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám