• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0366880866

Bệnh trĩ là gì? ttheo dân gian bệnh trĩ được gọi là bệnh lòi dom. Đây là một bệnh lý phổ biến và được xét ở vị trí đứng đầu trong số các bệnh lý về hậu môn trực tràng. Bệnh trĩ được hình thành do sự xuất hiện của các đám rối tĩnh mạch nằm ở các mô xung quanh hậu môn. Bị trĩ tuy không gây nguy hiểm nhiều tới tính mạng của người bệnh nhưng lại gây khó khăn trong sinh hoạt kèm theo các hiện tượng chảy máu, ngứa, đau rát vùng hậu môn. Đáng lưu tâm hơn đó là bệnh trĩ nếu qua giai đoạn nhẹ và bệnh diễn biến phức tạp hơn sẽ có thể phát triển thành ung thư.

>>>Theo các chuyên gia về hậu môn trực tràng tại phòng khám đa khoa Thái Hà nhận định:

Bệnh trĩ thường phân làm 3 loại: Trĩ nội và trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Bệnh thường gặp ở tất cả các lứa tuổi, kể cả trẻ nhỏ. Trên thực tế thì trĩ ngoại thường dễ phát hiện hơn trĩ nội bởi vị trĩ phát sinh búi trĩ của 2 loại trĩ này thường khác nhau. Việc phân biệt 2 loại trĩ này là rất quan trọng và hỗ trợ rất tốt trong quá trình thăm khám và điều trị bệnh trĩ của bệnh nhân. Đặc biệt, người bệnh cần hết sức chú ý khi có dấu hiệu của bệnh trĩ hỗn hợp. Trĩ hỗn hợp được xem là nguy hiểm trong 3 loại bệnh trĩ kể trên.

 * Trĩ nội: Là hiện tượng búi trĩ xuất hiện bên trong ống hậu môn, nằm ở vị trí cuối niêm mạc trực tràng và phía trên đường lược. Trĩ nội được chia làm 3 loại: Trĩ nội do tĩnh mạch phình gập, trĩ nội do mạch máu phù, trĩ nội do xơ hóa.

+ Trĩ nội do tĩnh mạch phình gập: Đây là hiện tượng mà túi tĩnh mạch phía trên đường lược bị gấp khúc, phình giãn tạo thành búi trĩ mềm, màu đỏ và dễ xuất huyết ở vị trí phía cuối niêm mạc trực tràng.

+ Trĩ nội do mạch máu phù: Búi trĩ có màu đỏ tươi, có cảm giác mềm và bị sa xuống, bề mặt thường không bằng phẳng và dễ bị chảy máu khi bị cọ xát.

+ Trĩ nội do xơ hóa: Do quá trình đi đại tiện nhiều lần, phân cọ xát vào niêm mạc da ở thành hậu môn dẫn tới tổn thương búi trĩ gây viêm nhiễm. Các mô sợi tăng sinh tạo thành búi trĩ xơ cứng, dễ bị lòi ra. Thời kỳ này búi trĩ có màu trắng và rất khó bị chảy máu.

* Trĩ ngoại: Là hiện tượng búi trĩ gốc nằm ở phía dưới đường lược và thường gây ra rất nhiều đau đớn cho người bệnh. Trĩ ngoại thường dễ bị sưng phồng và gây cảm giác ngứa dữ dội. Có thể xem đây là dấu hiệu khá đặc trưng của trĩ ngoại.

* Trĩ hỗn hợp: Là sự kết hợp của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Nếu bệnh nhân mắc bệnh trĩ bị cũng lúc 2 loại trĩ nội và trĩ ngoại thì khi các búi trĩ bị sa nặng chúng sẽ liên kết với nhau tạo thành một khối trĩ lớn có chiều dài từ trong ra ngoài ống hậu môn.

Bệnh trĩ thường gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt của người bệnh vì thế ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh trĩ người bệnh nên đi khám và điều trị bệnh kịp thời để tránh tình trạng bệnh diễn biến phức tạp hơn. Dưới đây là một số triệu chứng bệnh trĩ điển hình bạn cần lưu ý:

Đi đại tiện ra máu tươi: Đây là triệu chứng bệnh trĩ xuất hiện sớm bởi vùng hậu môn tập trung rất nhiều tĩnh mạch và mao mạch. Khi cách tĩnh mạch này bị sưng phồng và giãn nỡ quá mức sẽ dẫn đến hiện tượng vỡ mạch máu và gây nên tình trạng chảy máu ở hậu môn. Ban đầu, máu chảy rất ít và chỉ thấm một chút ở giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân nhưng càng về sai máu sẽ càng chảy nhiều hơn có thể thành từng giọt hoặc thành tia.

- Đau các cơ: Thường thì bệnh nhân sẽ cảm giác đau ở vùng hậu môn trực tràng. Những cơn đau này xuất hiện là do hệ thống thần kinh ở vùng hậu môn khá nhạy cảm, chỉ cần có một sự kích thích mạnh có thể khiến chúng bị tổn thương. Thêm vào đó, sự hình thành và phát triển của búi trĩ theo thời gian khiến cho các cơ vòng ở hậu môn bị tắc nghẹt làm cho các tĩnh mạch hậu môn không thể co bóp như bình thường được. Chính điều này đã khiến cho người bệnh phải gánh chịu những cơn đau dữ dội ở đại tràng và trực tràng.

- Sa búi trĩ: Khi bệnh trĩ diễn biến nặng hơn, búi trĩ sẽ sa hẳn ra ngoài. Ban đầu, búi trĩ có thể tự thụt vào sau mỗi lần đại tiện. Tuy nhiên càng về sau chúng sẽ không thể tự tụt vào nữa và thò hẳn ra ngoài hậu môn. Người bệnh lúc này có thể tự dùng tay để kiểm tra tình trạng búi trĩ của mình.

- Một số triệu chứng khác kèm theo: Tình trạng ngứa, nóng, rát và tiết dịch hậu môn, rò hậu môn diễn ra khiến sinh hoạt của người bệnh bị gián đoạn.

Nguyên nhân bệnh trĩ thường có rất nhiều nhưng điển hình phải kể tới những nguyên nhân sau:

- Bị táo bón lâu ngày: Thông thường những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh trĩ đều có chúng một nguyên nhân đó là rặn nhiều và mạnh mỗi lần đi đại tiện. Khi áp lực trong lòng ống hậu môn tăng quá giới hạn cho phép sẽ làm xuất hiện búi trĩ. Theo thời gian các búi trĩ này to dần lên và sa ra ngoài.

- Tư thế đứng hoặc ngồi: Đây là một trong nguyên nhân gây bệnh trĩ mà nhiều người có thể khắc phục được nhưng lại hoàn toàn chưa ý thức được. Theo nghiên cứu của các chuyên gia về hậu môn trực tràng cho biết: áp lực tĩnh mạch trĩ là 25cm H20 khi cơ thể trong tư thế nằm thì khi ở tư thế đứng hoặc ngồi con số này tăng vọt lên tới 75cm H20. Vì vậy mà tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh trĩ ở khối văn phòng, nhân viên bán hàng, thợ may hay lái xe...là những đối tượng có đặc thù công việc phải ngồi hoặc đứng cả ngày là rất cao.

- Áp lực ổ bụng gia tăng: Với những trường hợp bệnh nhân bị viêm phế quản mãn tính hoặc bị dãn phế quản thường sẽ phải ho rất nhiều hay nhưng người lao động nặng nhọc sẽ dễ gây những áp lực lên ổ bụng và đây là cơ hội để búi trĩ hình thành và phát triển.

- Hội chứng lỵ: Bệnh nhân bị hội chứng lỵ thường có tần suất đi đại tiện rất cao và mỗi lần đi thường phải rặn nhiều khiến cho áp lực trong ổ bụng tăng cao làm xuất hiện búi trĩ.

- U bướu ở hậu môn trực tràng và vùng lân cận: Những đối tượng bệnh nhân bị ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung, thai kỳ kéo dài khi phát triển ngày một to lên sẽ chèn ép và cản trở tĩnh mạch máu hồi lưu làm cho các đám rối tĩnh mạch căng và sưng phồng lên hình thành búi trĩ.

Không chỉ khiến người bệnh mất tự tin về bản thân trong giao tiếp và trước đám đông mà bệnh trĩ còn gây ra rất nhiều tác hại cho người bệnh. Dưới đây là các tác hại bệnh trĩ đáng quan tâm:

Bệnh trĩ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh
- Quá trình búi trĩ hình thành và phát triển thường gây ra rất nhiều phiền toái cho bệnh nhân trong sinh hoạt thường nhật. Điển hình đó là cảm giác đau đớn, khó khăn trong khi đi lại, nằm ngửa hay khi ngồi....khiến người bệnh có cảm giác ngại giao tiếp và tự ti về bản thân.

Bệnh trĩ khiến người bệnh hết sức đau đớn
- Có một thực tế khá phũ phàng là người mắc bệnh trĩ thường phải xác định sống chung với nó hàng ngày bởi bệnh trĩ rất dễ tái phát. Việc điều trị bệnh trĩ nếu không thực hiện sớm thì rất khó chữa trị triệt để. Người bị bệnh trĩ sẽ cảm thấy đau đớn khi đi đại tiện.

Dẫn tới nguy cơ bị ung thư trực tràng
- Biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh trĩ là ung thư trực tràng. Bệnh trĩ nếu để quá lâu chuyển sang giai đoạn mãn tính và bị tái phát nhiều lần sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư trực tràng và ảnh hưởng lớn tới tính mạng người bệnh.

Gây nên các bệnh viêm nhiễm hậu môn
- Khi búi trĩ bị sa ra ngoài sẽ tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn ký sinh trùng ở vùng xung quanh hậu môn. Chính điều này đã gây nên tình trạng viêm nhiễm hậu môn, viêm da, ngứa ngáy và gây nhiều bất tiện cho người bệnh.

- Đặc biệt đối với phụ nữ, hậu môn và cửa mình cách nhau một khoảng rất nhỏ, vì thế viêm nhiễm ở hậu môn có thể dẫn tới viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng đến đời sống tình dục cũng như khả năng sinh sản của họ.

Gây thiếu máu và suy giảm trí nhớ
- Mắc bệnh trĩ kèm theo các triệu chứng đi ngoài ra máu sẽ khiến bệnh nhân bị mất máu thường xuyên dẫn tới tình trạng thiếu máu, giảm trí nhớ, gây đau đầu và thị lực cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Ngoài ra, tình trạng máu không được lưu thông đều đặn còn khiến bệnh nhân bị căng thẳng, mệt mỏi và dễ sinh ra bệnh trầm cảm.

Suy giảm ham muốn tình dục khi quan hệ
- Với những cặp vợ chồng trẻ, một khi mắc bệnh trĩ sẽ luôn có cảm giác đau đớn và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Không những thế tình trạng lo lắng, căng thẳng kéo dài dẫn tới ham muốn tình dục bị giảm sút.

- Ngoài ra, nếu bị trĩ cấp độ nặng, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng rò hậu môn gây nên những mùi khó chịu khiến cho quá trình quan hệ tình dục bị mất tập trung và luôn trong trạng thái e ngại với bạn tình.

Nắm vững được các nguyên nhân gây bệnh trĩ, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng các cách đơn giản sau đây có thể giúp phòng ngừa bệnh trĩ một cách tốt .

- Uống thật nhiều nước: Nước thúc đẩy quá trình tiêu hóa giúp hệ tiêu hóa của người bệnh trĩ tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng phân bị xơ cứng làm mềm phân, chống táo bón. Bạn có thể đa dạng các nguồn chứa nước để tránh bị nhàm chán như uống nước tinh khiết, nước hoa quả, nước ép các hoặc ăn các loại trái cây.

- Ăn, uống đúng giờ: Bạn nên tập cho mình thói quen ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bừa hoặc liên tục thay đổi thời gian ăn uống bởi nếu bạn không tạo cho mình một thói quen ăn uống đúng lịch trình đặt ra rất có thể bạn sẽ bị chứng khó tiêu và đây chính là một trong các nguyên nhân của bệnh trĩ phổ biến .

- Tuyệt đối không được nhịn đi vệ sinh và nên tập cho mình thói quen đi vệ sinh vào mỗi buổi sáng. Việc nhịn đi vệ sinh sẽ làm phân bị tích tụ lại lâu ở ruột làm cho phân trở nên xơ cứng, đại tiện khó khăn hơn.

- Hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu: Việc đứng hoặc ngồi quá lâu sẽ làm cho máu bị ứ trệ và tĩnh mạch ở hậu môn bị sưng phồng sẽ hình thành nên búi trĩ.

- Tập thể dục thường xuyên: đây cũng là một trong những cách giúp bạn phòng ngừa bệnh trĩ một cách rất tốt vì việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn giảm cân, tuần hoàn máu tốt, tránh được nguy cơ mắc bệnh trĩ.

- Không nên chơi các môn thể thao mạnh và tránh nâng vật nặng thường xuyên.

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám