ĐẠI TIỆN KHÓ LÀ NHƯ THẾ NÀO?
Để hiểu đại tiện khó là như thế nào? Chúng ta hãy đi tìm hiểu cơ chế đi đại tiện của con người:
- Sau khi phân đã tích đủ nước vào đi vào khu vực đại tràng, thông qua thần kinh cảm giác dẫn tới phản xạ “móp đại tiện”. Lúc này lực căng của cơ trơn giảm, cơ mu trực tràng cũng bị giãn ra, cơ sàn chậu được thả lỏng, tạo thành hình đáy chậu đồng thời áp lực từ vùng ổ bụng tăng cao, tạo lực đẩy phân ra ngoài.
- Như vậy đại tiện khó là một quy trình sinh lý khá phức tạp, có sự tham gia của nhiều cơ quan bộ phận khiến phân di chuyển chậm trong ống hậu môn khiến người bệnh luôn căng thẳng đau đớn.
- Đại tiện khó thường liên quan đến một số bệnh lý thuộc đường tiêu hóa và hậu môn trực tràng. Bệnh tuy không thể lấy đi tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu không sớm điều trị. Đây là một hiện tượng khá phổ biến trong cuộc sống, xảy ra ở mọi đối tượng và mọi độ tuổi. Tuy nhiên, mọi người thường nhầm lẫn đại tiện khó và táo bón bởi có những triệu chứng khá tương đồng.
NGUYÊN NHÂN ĐẠI TIỆN KHÓ
Đại tiện khó có thể do một số những nguyên nhân sau:
- Sử dụng thuốc: Do tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây y gây ra, phổ biến là thuốc nhuận tràng. Khi sử dụng quá liều lượng, sử dụng trong một thời gian dài, thuốc nhuận tràng có thể làm giảm “dân số” của các tế bào đường ruột, phân không được tích đủ nên không thể gây ra phản xạ có điều kiện, dẫn tới đại tiện khó.
- Do tắc nghẽn: Không gian trong ống trực quản bị thu hẹp bất thường, có thể do sự chèn ép của các khối u, hay do hiện tượng viêm nhiễm lâu ngày. Ngoài ra, những bệnh lý như bệnh co thắt trực tràng, đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, phụ nữ đang mang thai, ruột già bị tích nước....gây cản trở sự lưu thông của phân, khiến phân bị tồn đọng trong lòng trực tràng quá lâu, dẫn tới đại tiện khó.
- Ngồi nhiều: Ngày nay việc ngồi lâu trước màn hình máy tính khiến những người thuộc dân văn phòng là đối tượng chính của hiện tượng đi đại tiện khó. Ngồi nhiều làm giảm sự lưu thông máu tại khu vực vùng chậu là não bộ, máu dễ bị dồn ứ, gây áp lực lên trực tràng. Đồng thời đây cũng là nguyên nhân khiến chức năng co bóp của nhu động ruột và thành dạ dày kém. Khi áp lực lên trực tràng tăng cao kết hợp với một hệ tiêu hóa kém sẽ dẫn tới hiện tượng đi đại tiện khó.
- Thói quen nhịn đại tiện: Có rất nhiều nguyên nhân nhịn đại tiên, có thể là do yếu tố chủ quan hoặc khách quan. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhịn đại tiện là một hành vi không có lợi cho sức khỏe, lâu dài có thể gây ra một số bệnh lý nguy hiểm như trĩ, táo bón, đi đại tiện khó....
- Thiếu chất xơ: Chế độ dinh dưỡng không cân đối, thiếu rau xanh, củ, quả tươi giàu chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa, khiến cơ quan này hoạt động kém, phân gặp nhiều khó khăn khi di chuyển, gây đại tiện khó.
TRIỆU CHỨNG ĐẠI TIỆN KHÓ
- Đi đại tiện xong nhưng phân chưa xuống hết, mặc dù phân không khô cứng nhưng người bệnh vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
- Số lần đi đại tiện trong 1 tuần khá ít chỉ từ 1 – 3 lần. Khi đi có cảm giác căng thẳng, bức khí khó chịu, muốn đi nhưng không thể đi được.
- Đại tiện phải dùng sức khá nhiều, có cảm giác đại trànng phình to nhưng khó rặn phân, phân rặn không hết, đôi khi phải dùng tay tác động.
- Có cảm giác hậu môn và vùng bụng dưới bị căng tức, ăn ngủ kém, ngủ không ngon giấc buồn nôn, trong người khó chịu, mệt mỏi.
ĐIỀU TRỊ ĐẠI TIỆN KHÓ
Nếu đi đại tiện khó chỉ là do thói quan ăn uống sinh hoạt hằng ngày không lành mạnh thì người bệnh chỉ cần bổ sung thêm chất xơ, đi đại tiện đúng giờ, tuyệt đối không được nhịn đại tiện hoặc ngồi vệ sinh sinh quá lâu.
Nếu đi đại tiện khó có nguyên nhân từ các bệnh lý ở khu vực hậu môn trực tràng, bệnh về đường tiêu hóa hoặc do sự chèm ép của các khối u thì bệnh nhân cần đến ngay các phòng khám chuyên khoa uy tín để tiến hành các bước nội soi, xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp.