VIÊM NỨT KẼ HẬU MÔN
Nứt kẽ hậu môn là hiện tượng niêm mạc hậu môn bị viêm loét hình thành các vết nứt rách hình thoi hay hình oval dài từ 0.5 – 1 cm ở các nếp gấp của ống hậu môn. Bệnh có thể xảy ra ở tất cả các đối tượng, mà chủ yếu là trẻ nhỏ và người cao tuổi.
Nứt kẽ hậu môn thường không đi một mình mà nó thường đi kèm với một số bệnh lý thuộc nhóm hậu môn trực tràng phổ biến như bệnh trĩ và táo bón. Đây là một dạng bệnh lý lành tính và có thể tự khỏi nếu người bệnh có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ.
Niêm mạc hậu môn bị dạ nứt làm người bệnh sợ cảm giác đi đại tiện bởi sau những lần đó, là những cơn đau rát hậu môn dữ dội có thể kéo dài âm ỉ đến hàng giờ đống hồ làm gián đoạn đến công việc, sinh hoạt làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM NỨT KẼ HẬU MÔN
- Táo bón: Táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh nứt kẽ hậu môn. Do niêm mạc hậu môn phải chịu áp lực lớn do người bệnh thường xuyên có hành vi rặn phân, lâu dần hình hình thành các vết nứt rách.
- Do thói quen đi vệ sinh: Thời gian đại tiện kéo dài thường mang theo điện thoại, sách báo báo, cùng tư thế ngồi sai dễ hình thành các bệnh lý ở khu vực hậu môn trực tràng, khiến máu bị dồn ứ, bế tắc, gây nứt kẽ hậu môn.
- Kích thích do viêm: Đường ruột, xoang hậu môn và ống hậu môn bị viêm nhiễm gây kích thích các cơ làm chúng bị căng cứng gây sức ép lên ống hậu môn. Khi các khối phân cứng đi qua, các cơ hậu môn không còn khả năng căng giãn, niêm mạc hậu môn dễ bị nứt rách.
- Hậu môn bị tổn thương: Do ma sát hay va đập mạnh khiến hậu môn bị tổn thương, làm sức khỏe của hậu môn bị suy yếu lâu dần dẫn sẽ hình thành những vết nứt rách hậu môn.
- Hậu môn bị khuyết thiếu: Nứt kẽ hậu môn cũng thường xuyên xảy ra ở những người có cơ thắt bị nứt bẩm sinh ở trước và sau ống hậu môn. Khi hậu môn chịu một lực tác động nào đó mà bị ma sát mạnh, các vết nứt ban đầu sẽ dần dần bị tách ra gây nứt kẽ hậu môn.
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH NỨT KẼ HẬU MÔN
- Táo bón: Phần lớn những người bị mắc bệnh nứt kẽ hậu môn trước đó đều có tiền sử táo bón, một số ít thì do tâm lý sợ đi đại tiện do đau, nhịn tiện lâu khiến phân bị khô cứng, gây táo bón. Chứng táo bón lại càng làm cho tình trạng bệnh thêm tồi tệ và nghiêm trọng hơn.
- Đau rát hậu môn: Là triệu chứng đặc trưng của bệnh khi bị nứt kẽ hậu môn. Đau đớn thường sảy ra trong và sau khi đại tiện xong, tình trạng này có thể kéo dài trong vài giờ đồng hồ.
- Đại tiện ra máu tươi: Tái phát theo chu kỳ, máu thường tụ lại thành giọt chảy ít, không gây mất máu nhiều.
CÁCH ĐIỀU TRỊ NỨT KẼ HẬU MÔN
- Phương pháp nội khoa: Thường là sự kết hợp của rất nhiều loại thuốc gồm: Thuốc nhuận tràng để hạn chế vết nứt ăn sâu và lan rộng vào niêm mạc hậu môn; Thuốc bôi chống cơ thắt giúp giãn cơ giảm chứng cơ thắt hậu môn; thuốc mỡ bôi lên vết thương có tác dụng giảm làm dịu cơn đau và chứng phù nề hậu môn, giúp chữa lành vết thương.
- Phương pháp ngoại khoa: Sử dụng kỹ thuật PPH để cắt bỏ một phần cơ vòng của hậu môn, giúp phục hồi chức năng hậu môn đồng thời rút ngắn thời gian điều trị, giúp tổn thương mau lành. Đây là phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn được các chuyên gia hậu môn trực tràng đánh giá cao, được nhiều phòng khám, cơ sở y tế uy tín áp dụng.