POLYP HẬU MÔN LÀ GÌ?
Bệnh polyp hậu môn là một bệnh lý hậu môn trực tràng khá phổ biến do sự tăng sinh bất thường của các tế bào niêm mạc trực tràng. Tuy nhiên, các triệu chứng của polyp hậu môn thường bị nhầm lẫn sang nhiều bệnh lý khác như bệnh trĩ, bệnh lồng ruột và sa trực tràng. Khối polyp phát triển khá lành tính nhưng cũng có thể chuyển thành các khối u ác tính nếu không sớm điều trị.
Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, có 1% bệnh nhân mắc bệnh là trẻ nhỏ với biến chứng tiêu biểu là đi đại tiện ra máu. Dựa vào hình dạng, đặc điểm hình thành của polyp được bệnh được chia làm 3 dạng cơ bản: Chủ yếu là dạng polyp dạng viêm (chiếm 80%), tiếp theo là polyp bạch huyết (chiếm 15%) và cuối cùng là polyp dạng u tuyến (chỉ chiến 5%).
Polyp rất dễ phát hiện, có khoảng 70% trường hợp bị polyp hậu môn có thể nhận biết các dấu hiệu của bệnh còn 30% còn lại bệnh nhân phải đi khám sức khỏe, nội soi. Nếu không điều trị trước 30 tuổi, khả năng bệnh biến chứng thành ung thư là rất cao.
NGUYÊN NHÂN GÂY POLYP HẬU MÔN
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh polyp hậu môn và dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh dễ phát sinh:
- Hậu môn xuất hiện dị vật hoặc bị tổn thương: Do người bệnh sử dụng một số dị vật làm niêm mạc hậu môn bị tổn thương hoặc mắc bệnh táo bón, hậu môn bị cọ sát (quan hệ bằng đường cửa sau).
- Mắc bệnh di truyền: Polyp hậu môn có thể là kết quả của một đột biến gen di truyền và có thể truyền lại cho các thế hệ sau.
- Thói quen ăn uống không vệ sinh: Vi khuẩn, ký sinh trùng có trong đồ ăn tái, rau sống, thịt sống...có khả năng kết hợp với axit cholic có trong ống tiêu hóa dẫn đến polyp hậu môn u tuyến do ăn uống không hợp vệ sinh.
- Apxe hậu môn: Chất dịch nhầy từ mủ apxe có thể xâm nhập vào bên trong hậu môn gây viêm nhiễm và hình thành các khối u polyp hậu môn.
- Tắc tĩnh mạch: Máu không thể lưu thông ngược trở lại do tĩnh mạch hậu môn bị ách tắc đột ngột, khiến một số tổ chức cơ quan tại khu vực hậu này bị thiếu máu, dễ dẫn tới bệnh tật.
- Vi khuẩn lao: Vi khuẩn lo có thể là nguyên nhân gây apxe hậu môn, từ đó dẫn tới polyp hậu môn.
- Ống hậu môn bị cong hẹp bất thường: Phân không được đảo thải hết ra ngoài, do dòng thoát của phân gặp nhiều trở ngại vì ống hậu môn bị cong, hẹp bất thường. Viêm nhiễm hậu môn rất dễ sảy ra khi phân bị tích tụ lâu ngày khiến khối polyp khó liền.
TRIỆU CHỨNG POLYP HẬU MÔN
Triệu chứng bệnh polyp hậu môn biểu hiện không nhiều nhưng lại khá giống với bệnh trĩ, bệnh lồng ruột, và sa trực tràng.
- Đại tiện ra máu: Là triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh. Thông thường lượng máu chảy ra rất ít và không kèm theo đau đớn. Nếu polyp đó có cuống có thể sa ngoài hậu môn, máu cũng chảy nhiều hơn có thể lẫn trong phân hoặc chảy thành từng giọt lớn.
- Polyp có thể gây phản ứng ở đại tràng và hệ tiêu hóa: người bệnh đi phân lỏng, phải đi đại tiện nhiều lần, đau móp bụng.
- Sa hậu môn: Khi polyp hậu môn phát triển quá to, niêm mạc trực tràng dễ bị giãn lỏng và kéo dài do phải chịu sức nặng của khối u. Kết quả là polyp dần dần bị tách khỏi cơ và sa xuống hậu môn mỗi khi người bệnh vận động mạnh hoặc đi đạit tiện.
- Mất máu kéo dài dễ làm người bệnh bị thiếu máu gây hoa mắt chóng mặt, khó tập chung, trí nhớ kém, cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, da xanh xao thiếu sức sống....
CÁCH CHỮA POLYP HẬU MÔN
Cách chữa polyp hậu môn bệnh nhân có thể tham khảo đó là:
- Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi và sử dụng thủ thuật để cắt bỏ khối polyp. Sau khi cắt xong, mẫu polyp tiếp tục được gửi tới phòng giải phẫu để khám nghiệm xác định bản chất chất khối u là lành tính hay ác tính. Nếu là lành tính, coi như bệnh đã được được chữa khỏi nhưng người bệnh vẫn cần được thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe.
- Nếu khám nghiệm phát hiện có tế bào ung thư thì bệnh nhân phải qua ít là một đợt phẫu thuật nữa để cắt bỏ đoạn trực trạng chứa polyp, ngăn chặn ung thư di căn.
- Một số trường hợp nguy hiểm (polyp to, có cuống hoặc polyp đã hóa ác tính), quá trình tiểu phẫu cần có sự kết hợp của bác sĩ nội soi và bác sĩ phẫu thuật nội soi ổ bụng.
- Nếu khối polyp đó là do di truyền, bác sĩ sẽ phải cắt toàn bộ phần đại tràng đó để năng ngừa ung thư và nguy cơ phát triển thành ác tính, trường hợp này có thể lên tớitới 100%. Ngoài ra, tất cả các thành viên trong gia đình có cùng huyết thông đều phải đi khám để kiểm tra nội soi đại tràng.