• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0366880866

Các cấp độ bệnh trĩ và cách xác định như thế nào?

Các cấp độ của bệnh trĩ và cách xác định 18-3
Điểm trung bình: 5.0 / 10 ( 74 lượt đánh giá )

Bệnh trĩ đang ngày càng phổ biến và có nhiều nguy cơ bùng phát. Bệnh hình thành do sự dãn nở quá mức của hệ thống tính mạch tại hậu môn, các cấp độ của bệnh trĩ cũng phát triển tùy theo các dạng bệnh trĩ.

Bệnh trĩ bao gồm 3 loại trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Để hiểu về các cấp độ của bệnh trĩ và cách phân độ bệnh trĩ, bệnh nhân có thể nhìn qua gương, sờ bằng tay hoặc lắng nghe các triệu chứng của cơ thể để hiểu được phần nào về tình trạng bệnh của mình để từ đó có hướng đưa ra phương pháp điều trị hợp lý dứt điểm.

Các cấp độ bệnh trĩ nội

Các cấp độ bệnh trĩ nội

Các cấp độ của bệnh trĩ nội và cách xác định.

Trĩ nội có tỉ lệ mắc cao trong 3 loại bệnh trĩ, xuất phát ở bên trong đường lược, có bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn. Trĩ nội không có thần kinh cảm giác, ít gây đau đớn, thường gây ra diễn tiến và các biến chứng như sa nghẹt búi trĩ, chảy máu khi đại tiện và viêm da quanh hậu môn. Búi trĩ nội là một khối thịt mềm, ấn xẹp, buông phồng, có màu đỏ tươi và bề mặt ướt. Các cấp độ bệnh trĩ nội được xác định dựa vào mức độ phát triển của búi trĩ bao gồm 4 cấp độ:

Trĩ nội độ 1: Hình thành búi trĩ với kích thước nhỏ, cỡ hạt đậu, có cảm giác chút vướng bận.

Trĩ nội độ 2: Búi trĩ to dần, bị sa ra ngoài mỗi khi đại tiện nhưng tự co lại được.

Trĩ nội độ 3: Búi trĩ phát triển lớn hơn, thường xuyên bị sa ra ngoài, phải đẩy mới lên được. 

Trĩ nội độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài thường trực, dễ gây tắc nghẹt, nhiễm trùng hậu môn, xung huyết.

Các cấp độ bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại xuất hiện ở bên dưới đường lược, luôn luôn ở bên ngoài, ở bờ, rìa hậu môn. Loại trĩ này có bề mặt là lớp biểu mô lát tầng, có thần kinh cảm giác, khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác đau. Trĩ ngoại thường hình thành ở phụ nữ mang thai, sinh nở, người thường xuyên phải đứng hoặc ngồi lâu trong thời gian dài. Búi trĩ có màu đỏ sẫm, phồng, bề mặt khô, có một lớp da phủ bên ngoài. Người bệnh dễ dàng nhìn thấy hoặc cảm nhận bằng tay do búi trĩ thường trực bên ngoài, không thể đẩy vào trong được.

Các cấp độ bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại - Các cấp độ bệnh trĩ ngoại.

Ngoài ra, bệnh nhân sẽ có cảm giác cứng và đau khi xuất hiện các khối huyết màu tím sẫm trong búi trĩ ngoại. Đồng thời, hình thành các mẩu da thừa sau khi búi trĩ bị xơ hóa từ 10 – 14 ngày. Thông thường cấp độ trĩ ngoại căn cứ vào kích thước búi trĩ, giai đoạn phát triển và mức độ biến chứng của bệnh để xác định và có hướng điều trị phù hợp.

Giai đoạn đầu (trĩ ngoại độ 1 độ 2): Lúc này do búi trĩ mới hình thành, kích thước còn khá nhỏ nên không gây nhiều bất tiện. Nếu người bệnh không phát hiện và điều trị sớm, các đám rối tĩnh mạch sẽ phát triển, sưng to và xoắn lại vào nhau ở sau hậu môn, gây nhiều đau đớn và khó chịu.

Giai đoạn cuối (trĩ ngoại độ 3 độ 4): Búi trĩ phát triển to, gây tắc nghẽn, chảy máu hậu môn. Việc các búi trĩ phát triển lớn cũng khiến cho công tác vệ sinh gặp nhiều khó khăn, phân bị đọng lại, kết hợp với môi trường ẩm ướt sẽ khiến các vi khuẩn phát triển mạnh gây nên tình trạng ngứa ngáy, đau rát, nhiễm trùng hậu môn.

Bài viết bạn quan tâm:

Các cấp độ bệnh trĩ hỗn hợp

Khi diễn tiến lâu ngày, trĩ nội và trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội khi đã sa tới độ 3, thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp. Đặc điểm của búi trĩ hỗn hợp có màu đỏ tươi, ướt, phần dưới đỏ sẫm và khô, ở giữa có rãnh tương ứng với đường lược. Các búi trĩ thường liên kết với nhau tạo thành các vòng trĩ. Trĩ hỗn hợp dễ chia múi. Chính vì vậy, việc phân loại cấp độ bệnh trĩ hỗn hợp dựa trên số múi và kích thước múi. Ví dụ: 1 múi, 2 múi…

Các cấp độ bệnh trĩ hỗn hợp

Trĩ hỗn hợp - Các cấp độ bệnh trĩ hỗn hợp.

Lời khuyên cho bạn:

Để hạn chế mắc bệnh trĩ, người bệnh cần hình thành các thói quen sinh hoạt tốt có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất khoa học hơp lý, chế độ luyện tập thể dục thể thao điều độ, vừa sức. Hạn chế đứng hoặc ngồi lâu một chỗ, không hoạt động quá sức trong thời gian dài. Điều trị dứt điểm các chứng bệnh vùng hậu môn.

Một khi đã xác định được các triệu chứng, bệnh nhân sẽ dễ dàng truyền đạt tới bác sĩ. Việc mô tả càng chính xác, càng giúp ích trong vệc điều trị bệnh nhanh chóng hiệu quả, tránh tái phát.

Trên đây là những giải đáp về các cấp độ của bệnh trĩ từ các bác sĩ tại Phòng khám bệnh trĩ Thái Hà. Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh trĩ và phương pháp điều trị, các bạn có thể liên hệ ngay theo số điện thoại 0366.880.866 hay click vào bảng chat dưới đây để nhận sự tư vấn trực tiếp.

http://tracuuluat.rfd.gov.vn/

 

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám