• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0366880866

Bệnh trĩ ở trẻ nhỏ và cách điều trị

Bệnh trĩ ở trẻ nhỏ và cách điều trị
Điểm trung bình: 4.8 / 10 ( 94 lượt đánh giá )

Các dấu hiệu của bệnh trĩ ở trẻ nhỏ khiến nhiều người lầm tưởng sang một bệnh khác chứ không phải trĩ. Tuy nhiên, sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Bệnh trĩ có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em do lúc này hoạt động của hậu môn trực tràng còn yếu. Các bậc phụ huynh cần lưu ý đến những dấu hiệu của bệnh trĩ ở trẻ để từ đó có cách điều trị bệnh thích hợp.

Bệnh trĩ ở trẻ nhỏ?

Trong giai đoạn phát triển, cơ hậu môn ở trẻ còn khá yếu, mối liên hệ giữa hậu môn và trực tràng tương đối lỏng lẻo, xương cụt và trực tràng lại nằm trên cùng một đường thẳng vì thế mà trực tràng dễ dàng bị di động lên phía trên.

Nhiều bậc cha mẹ có thói quen cho con ngồi bô quá lâu khiến áp lực vùng bụng tăng cao, trực tràng phải chịu một áp lực lớn và dễ bị đẩy lòi ra ngoài.

Ở những trẻ nhỏ, sau khi đại tiện xong hậu môn không tự động co lên nhiều. Lâu dần khiến trực tràng bị sa xuống, không thể co lại vị trĩ ban đầu và hình thành bệnh trĩ.

Với những bé mắc bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ, sau khi đi vệ sinh trực tràng có thể tự động co lại được. Tuy nhiên, nếu không phát hiện ra bệnh sớm, để tình trạng này diễn biến lâu ngày có thể gây nên chảy máu, phù thũng hậu môn.

Bệnh trĩ ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân gây ra

Do chưa ý thức được những thói quen hàng ngày nên bệnh trĩ ở trẻ em chủ yếu hình thành do cơ địa hay do chế độ ăn chưa hợp lý của các bậc phụ huynh.

Bệnh trĩ hình thành do hệ tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ, mối liên hệ giữa hậu môn và trực tràng lỏng lẻo, dẫn đến trực tràng dễ bị sa ra ngoài. Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ dưới 3 tuổi.

Bệnh trĩ do hệ tĩnh mạch hậu môn yếu hay còn gọi là bệnh hở van tĩnh mạch. Các hệ tĩnh mạch vùng hậu môn hoạt động kém hiệu quả, khả năng chịu lực thấp khiến cho các đám rối tĩnh mạch bị lan rộng hơn, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Bệnh trĩ hình thành do chế độ ăn uống chưa hợp lý. Chế độ dinh dưỡng quyết định rất lớn đến sự phát triển ở trẻ nhỏ. Đa số trẻ em không thích ăn rau xanh, thay vào đó chỉ thích ăn thịt hoặc các đồ ăn vặt. Chính chế độ ăn uống thiếu chất xơ đó đã gây nên tình trạng táo bón, một trong những nguyên nhân bệnh trĩ.

Bệnh trĩ ở trẻ nhỏ nguyên có thể do chế độ ăn uống

Bệnh trĩ ở trẻ nhỏ nguyên có thể do chế độ ăn uống

Các dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ nhỏ

Các dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em cũng giống như ở người lớn, tuy nhiên trẻ em chưa có khả năng diễn đạt hết những biến đổi trên cơ thể mình. Chính vì thế mà cha mẹ cần đặc biệt để ý quan sát những dấu hiệu bất thường để có cách điều trị bệnh sớm.

Thông thường, khi mắc bệnh trĩ trẻ em sẽ có những dấu hiệu sau:

Đau rát, ngứa ngáy quanh hậu môn khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, kêu đau mỗi lần đi đại tiện.

Xuất hiện máu lẫn phân, ở những cấp độ nặng hơn máu có thể chảy thành tia, giọt.

Sưng tấy hậu môn, là sau mỗi lần đại tiện.

Trẻ ăn chậm, khó tiêu, thời gian đại tiện lâu.

Có thể búi trĩ bị sa ra ngoài mỗi khi đại tiện.

Cách phòng tránh và điều trị bệnh trĩ ở trẻ nhỏ

Trong giai đoạn này, sức đề kháng và cơ địa của trẻ còn khá yếu nên việc điều trị bệnh trĩ cho bé cũng cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng. Để điều trị bệnh hiệu quả, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân nào dẫn đến mắc bệnh trĩ ở con em mình từ đó mới tìm ra cách điều trị phù hợp.

Khi thấy trẻ có những triệu chứng như đại tiện khó, đại tiện ra máu trước hết cha mẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng cho con mình.

Bổ sung nhiều chất xơ, có thể chế biến thành các món khác nhau để hấp dẫn trẻ hơn. Cho trẻ ăn thêm trái cây tươi, nước ép hoa quả để bổ sung vitamin.

Rèn cho trẻ thói quen đại tiện đúng giờ, mỗi ngày 1 lần để chống táo bón.

Vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi mỗi lần đại tiện. Tốt nên rửa sạch bằng nước sau đó lau khô bằng giấy vệ sinh hoặc khăn mềm.

Nếu không có đủ kiến thức về bệnh, phụ huynh có thể nhầm lẫn bệnh trĩ ở trẻ em với một số bệnh lý khác. Chính vì vậy, để tránh dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, khi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán kỹ hơn, tránh để lại biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sau này.

 

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám